ĐẠI ĐƯỜNG MINH NGUYỆT (QUYỂN 1-4)

Sổ tay sinh tồn triều Đường - Bài 9: Trang điểm

trước
tiếp

Sổ tay sinh tồn triều Đường – Bài 9: Trang điểm

Tên truyện: Đại Đường Minh Nguyệt

Tác giả: Lam Vân Thư

Người nhà Đường vô cùng vô cùng thích chưng diện (chỉ là lý giải về cái đẹp của họ cùng chúng ta, à thì, chênh lệch tương đối lớn), trang điểm là một chuyện phổ biến đến không thể phổ biến hơn… bao gồm cả đàn ông.

Đàn ông thời Đường trang điểm là chuyện rất bình thường, ít nhất là tô ít son dặm ít phấn, xông y cạo mặt là chuyện quá bình thường luôn, những người mặt mũi đẹp chút còn “Thoa phấn tô son, áo gấm thêu phục”, sau đó mỹ danh truyền khắp đầu đường cuối ngõ, trang điểm bừa kiểu mới cũng trở thành hot trend mọi người tranh nhau bắt chước, giống như sao nam bây giờ vậy.

Tiêu chuẩn thẩm mỹ đối với nam tử lúc này tương tự với thời Nam Bắc triều, “Khiết bạch mỹ tu mi” (da trắng mày xinh). Ừm, dù cho dáng dấp cũng chẳng đẹp đẽ gì, cũng sẽ vẽ ra cách ăn mặc khác lạ để trở thành idol thời thượng, ví dụ như Trưởng Tôn Vô Kỵ béo tròn liền phát minh mũ chụp (một loại mũ mềm màu đen), rất lưu hành thời ấy.

Nữ, chúng ta đều biết, thời Đường lấy trắng tròn làm tiêu chuẩn, cho nên trên các bức tranh mỹ nữ thời Đường chúng ta nhìn thấy bây giờ, gồm cả tranh tường các loại, thì các mỹ nữ đều có cặp mắt dài nhỏ cùng quai hàm mập lớn (Được rồi, vì sao nữ chính của chính ta lại là người Hồ? Thật ra, là bởi vì tui không có cách nào chịu được kiểu tướng mạo này, bạn học Khố Địch là mỹ nữ nổi danh lúc đó, nhưng tui vừa nghĩ tới nàng có cái quai hàm mập trắng này, tui liền… thôi cứ để nàng làm Hồ nữ đi, Hồ nữ không cần phải tuân theo tiêu chuẩn đó).

Nếu như lấy trắng tròn làm tiêu chuẩn cái đẹp, vậy việc quan trọng nhất trong trang điểm chính là bôi phấn, thời đó phấn được làm từ bột gạo, cũng có chỗ dùng bột chì, bôi phấn thì đương nhiên là phải bôi thật dày, cụ thể mời tham khảo geisha Nhật Bản.

Tiếp theo chính là vẽ lông mày, phong cách vẽ lông mày thời Đường giữa các giai đoạn khác biệt rất lớn.

Nói cho cụ thể, trước thời Cao Tông thì tiếp tục lưu hành kiểu lông mày nhỏ nhắn thời Nam Bắc triều; từ giữa những năm Vĩnh Huy trở về sau thì dần dần bắt đầu lưu hành kiểu lông mày vừa to vừa dài, đã vậy còn càng ngày càng thô, đạt đến đỉnh điểm vào thời kỳ Võ Tắc Thiên… Cho nên, chúng ta có thể trông thấy trên các bức tranh mỹ nữ thời Đường phía trên cặp mắt nhỏ là hai vệt lông mày to dày như cán chổi.

Đến thời kì Đường Huyền Tông, A Di Đà Phật, rốt cục lưu hành trở lại kiểu lông mày nhỏ nhắn, nhưng lại dài và cong hơn so với lông mày trước kia, mày liễu cùng mi trăng là được hoan nghênh nhất. Một thứ thay đổi nữa chính là lúc này bắt đầu lưu hành lông mày đen… Vậy trước kia lông mày có màu gì? Là màu xanh lá cây đậm, chính là mày xanh mi thúy trong truyền thuyết đó.

Cuối cùng, từ thời trung Đường về sau, chịu ảnh hưởng của Thổ Phồn mà kiểu lông mày thịnh hành nhất chính là, hự, lông mày hình chữ bát (八)ngược, nhìn mà muốn khóc luôn, cái gọi là nhăn mày hình chữ bát, cũng gọi là đề mi… Kết hợp với đó là môi đen, mượn lời Bạch Cư Dị nói chính là: “Đôi môi đen bóng tựa như bùn, hai mi dựng ngược hình chữ bát”, ổng cho rằng thế này rất không đẹp, ừm, tui giơ hai tay hai chân đồng ý luôn.

Được rồi, nói xong trang điểm lông mày là thứ thay đổi lớn nhất, chúng ta nhìn lại đủ mọi màu sắc mà nữ nhân thời Đường giày vò lên mặt mình:

Một: Trán vàng, chính là bôi bột phấn màu vàng lên trán, cái này từ Nam Bắc triều đến Ngũ Đại rất lưu hành, về phần thành phần bột phấn, trước mắt không rõ, nghe nói có “Xạ hương hoàng”, còn có “Tùng hoa hoàng”, chẳng lẽ là phấn hoa tùng?

Hai: Tô hoa, chính là thứ dán ở vị trí giữa lông mày dịch lên một chút kia, hình dạng màu sắc đều vô cùng vô cùng phong phú, từ chấm tròn đơn giản nhất, đến đủ loại hình thù vô cùng phức tạp nói không nói nên lời, cái đồ chơi này là dùng giấy, lá vàng, vảy cá, mang cá, xương cá hoặc là dầu chè hoa bánh các loại đồ vật cắt ra, dán vào ngay giữa mi tâm, màu thường thấy nhất chính là màu đỏ, nhưng màu vàng, màu xanh lá cây cũng không hiếm thấy.

Ba, vẽ má lúm đồng tiền, chính là chấm hai chấm tròn đo đỏ vào hai bên má.

Bốn, nghiêng hồng, chính là vẽ cái răng đỏ từ giữa mặt mày đến thái dương.

Kết hợp lại với nhau cùng lúc, sẽ ra mỹ nữ thời Đường.


Vui lòng click vào dấu mũi tên để lùi hoặc sang chương kế tiếp