ĐẠI ĐƯỜNG MINH NGUYỆT (QUYỂN 1-4)

Sổ tay sinh tồn triều Đường - Bài 6: Về chữa bệnh

trước
tiếp

Sổ tay sinh tồn triều Đường – Bài 6: Về chữa bệnh

Tên truyện: Đại Đường Minh Nguyệt

Tác giả: Lam Vân Thư

Thời Đường được coi là thời kỳ y học phát triển tương đối nhanh, ra được mấy loại sách y, sách thuốc, danh y rất có sức ảnh hưởng đối với đời sau. Có điều xét về tổng thể, thì trình độ chữa bệnh cũng không cao lắm.

Đầu tiên, ở thời đại này dường như còn chưa phân rõ y thuật và vu thuật lắm, điển hình chính là phần ghi chép rất trịnh trọng trong “Thiên Kim Phương” của dược vương Tôn Tư Mạc, nói về phương thuốc biến bé gái thành bé trai bằng việc buộc một cái túi đỏ trong đó treo dây cung vào cánh tay trái người phụ nữ, hoặc là bỏ cái rìu dưới gầm giường; đã vậy còn khẩn khoản nói đã từng làm thí nghiệm với động vật rồi (gá mái ấp trứng).

Bản thân Tôn Tư Mạc là bậc thầy luyện đan, con người thời này vẫn tin đan dược mới là thứ thuốc tốt nhất, rất nhiều Hoàng đế thời Đường đều từng thử món đồ chơi này rồi. Chỉ là tính ra Tôn Tư Mạc sống hơn trăm tuổi, lại thêm người yêu thích luyện đan nhất thời Đường là Đường Huyền Tông cũng sống được khá lâu, kết quả thực hư thế nào cũng chưa nói được… Nếu như người luyện đan đều ăn đan mà chết nghẻo, thì việc luyện đan cũng không lưu hành đến tận triều Minh như vậy.

Thời Đường có rất nhiều tiệm thuốc trong dân gian, nghề bán vật liệu thuốc rất phát triển, đã có rất nhiều “thuốc nhập khẩu”, có tiệm thuốc còn biết kê đơn, có thể thấy hình thức bác sĩ ngồi nhà trước khám bệnh, nhà sau sản xuất thuốc đã bắt đầu manh nha từ thời kỳ này.

Bác sĩ dân gian đương nhiên cũng nhiều, còn có cả bác sĩ ngoại nữa… Có điều theo những ghi chép còn lại, tay nghề cũng những bác sĩ ngoại này chẳng ra làm sao cả, một người luyện đan chế dược cho Đường Thái Tông, kết quả Đường Thái Tông rất nhanh liền ngỏm rồi, còn một người thì chữa mắt cho Giám Chân, kết quả chữa thành mù luôn. Cho nên ở thời Đường mời bác sĩ nước ngoài rất là nguy hiểm.

Tổ chức chữa bệnh chính thức lớn nhất thời Đường là Thái Y Thự, nơi này tương đối đầy đủ phòng ban chức năng, tương đương với viện y học + bệnh viện + cơ sở sản xuất thuốc lớn nhất. Bác sĩ bên trong chia làm bốn khoa: Y, châm, mát xa và bùa chú (quả nhiên là không phân biệt y thuật và vu thuật mà). Các y sư chuyên môn phụ trách lên lớp gọi là “tiến sĩ”, hàm chính bát phẩm. Sau đó còn có dược sư, dược đồng gì đó, ngoại trừ kê đơn thuốc còn phải trồng thuốc nữa.

Có điều tổ chức chữa bệnh chính thức có cấp bậc cao nhất thời Đường vẫn không phải Thái Y Thự, mà là Dược cục chuyên chữa bệnh cho Hoàng đế, phân khoa giống như Thái Y Thự, nhưng các chức vị tương đương thì có cấp bậc cao hơn, ví dụ như lão đại của Thái Y Thự gọi là “Thái Y Lệnh” hàm thất phẩm, còn lão đại của Dược Cục gọi là “Phụng Ngự” hàm ngũ phẩm, Phụng Ngự có hai người, bác sĩ xem bệnh cho Hoàng đế lúc này gọi là “Thị Ngự Y”, có bốn người, tòng lục phẩm. Ty Y là phụ tá của họ, có năm người, chính bát phẩm. Chế độ công chức thời Đường người ta rất là chặt chẽ đó. Nhưng thời Đường Cao Tông có xuất hiện ngoại lệ, mà lại mở ra tiền lệ “viên ngoại cùng chính” là ngự y trực tiếp làm quan viên thời Đường… chỗ này chúng ta từ từ sẽ hiểu.

Còn có một cơ quan chính thức quan trọng khác là Dược Tàng Cục, chuyên xem bệnh cho Thái tử, tương đương với Thượng Dược Cục có quy mô hơi nhỏ hơn chút.

Thời Đường có nữ y, chuyên phục vụ trong cung cấm, tuyển chọn trong số các nô tỳ nhà quan, do Thái Y Cục đào tạo, chủ yếu học cách an thai, chữa vết thương ngoài, châm cứu, mát xa, bùa chú vân vân, căn bản là do tiến sĩ “dạy miệng” (có thể thấy được các cô gái này đa số không biết chữ), học mất năm năm, chỗ ở thì bên cạnh Thượng Dược cục, quản lý theo hình thức khép kín, có người chuyên trách trông coi.

Mặt khác, dược vật học thời Đường, quan niệm an liệu dưỡng sinh đều có chỗ phát triển, nhưng mà vẫn có khoảng cách với thời kỳ sau, khả năng liên quan đến chuyện thực vật dược vật thời đó còn chưa phát triển phong phú, ví dụ như trong “thực liệu thảo mộc” thời đó không hề có “quả nhãn” (có quả vải), cũng không hề nói rõ về ghi chép “xạ hương” dẫn đến sinh non và hiếm muộn (ngược lại trong phần “quả lê” thì lại trịnh trọng nói sản phụ không thể ăn). Tóm lại mấy kiến thức thông thường của người đời sau chúng ta vào thời kỳ đó vẫn chỉ là một chút “bí phương” ít người biết đến.

Tuổi thọ bình quân của người thời Đường không cao lắm, không quá 29 tuổi, tỷ lệ sống sót của trẻ con không quá 50%, cho dù không tính nguyên nhân trẻ con chết yếu dẫn đến tuổi thọ trung bình giảm, thì người trưởng thành cuộc sống giàu có sung túc bình quân chết vào tuổi 59. Thời đó còn chưa có cách chữa các bệnh cơ bản như đậu mùa, dịch hạch, lao phổi… cho nên cuộc sống rất nguy hiểm, xuyên đến thời Đường phải hết sức cẩn thận nha.


Vui lòng click vào dấu mũi tên để lùi hoặc sang chương kế tiếp