ĐẠI ĐƯỜNG MINH NGUYỆT (QUYỂN 1-4)

Sổ tay sinh tồn triều Đường - Bài 5: Về chuyện uống (đồ uống ấy)

trước
tiếp

Sổ tay sinh tồn triều Đường – Bài 5: Về chuyện uống (đồ uống ấy)

Tên truyện: Đại Đường Minh Nguyệt

Tác giả: Lam Vân Thư

Thật ra, người thời Đường cũng thích đồ uống.

Dùng cách nói của đảng đếm số thì là “bốn mùa uống”: Mùa xuân uống đào, mùa hè uống sữa đặc, mùa thu uống sen, mùa đông uống kỷ tử; “năm màu uống”: Lá dâu màu xanh, sữa đặc màu trắng, ô mai màu đen… (hai loại sau khó gõ chữ quá), “năm vị uống”: Trầm hương, đinh hương, trạch hương, lan hương, cam tùng hương.

Vậy mấy số đếm đó biểu thị món đồ chơi hay ho gì đây, nói thật là tui cũng chả biết… chỉ chắc chắn một điều là: Thứ duy nhất xuất hiện đến hai lần trong đảng số lượng bên trên, mà lại là món đồ uống lưu hành nhất phổ biến nhất chính là: Sữa đặc.

Có tư liệu nói rằng, sữa đặc là sữa dê bò, bởi vì có ghi chép nói rằng nguyên liệu làm một món ăn gì đấy là “sữa đặc dê bò”, lại có người cho rằng đó là một loại rượu, bởi vì trong văn hóa có thuyết nói về “sữa đặc tân chế”. Nhưng tui cảm thấy cả hai giả thiết đều hơi khiên cưỡng, nếu như nó là sữa, thì trực tiếp dùng từ “sữa” không được sao? Nói “sữa dê bò” không đơn giản hơn à? Hơn nữa còn có hai chỗ, một là mùa hè phổ biến nhất là sữa đặc, hai là người ta nói bị thương mà uống sữa đặc thì ngỏm là cái chắc, hai chỗ này không ăn khớp gì với sữa dê bò cả. Rượu thì càng không hợp lẽ thường, sữa đặc là món nam nữ già trẻ thời Đường đều yêu điên cuồng, ma men lăn lộn giữa thời Đường sao có thể nhiều thế được?

Bởi vậy đại khái giả thuyết trên baike tương đối tin cậy: Sữa đặc là mỡ bò còn thừa sau khi làm sữa bò, có vị chua. Cái này có thể giải thích vì sao mùa hè uống sữa đặc lại thoải mái như vậy, lại không thích hợp uống khi bị thương (ngẫm thử xem, có thể uống một vại sữa chua không đường khi bị thương đổ máu hay không?), mà lại cũng có thể giải thích vì sao lại có sữa đặc tân chế. Nghĩ đến chuyện người nhà Đường yêu thắm thiết sữa đặc, cùng với khẩu vị vốn quái lạ của họ, thì tui đoán những đồ uống khác cũng không phải nước trái cây ngọt ngào gì cho cam mà có thể là những loại đồ uống tự lên men tương tự đó.

Như vậy người triều Đường rốt cuộc yêu sữa đặc đến mức nào? Chính là có người tuyên bố trà sen không cả xứng làm người hầu cho sữa đặc! Cho nên trà sen trước thời Đường còn có một cái tên: “Trà hầu”. Kinh chưa?!

Đương nhiên không phải tất cả mọi người đều nghĩ như vậy, trên thực tế, thời Đường là thời kỳ mấu chốt mà phong tục uống trà dần dần lưu hành. Nghe nói bởi vì các vị hòa thượng khi ngồi thiền cần duy trì tỉnh táo nên rất thích uống trà, mà thời Đường lưu hành Phật giáo, nên phong tục uống trà cũng dần dần phát triển ra khắp Nam Bắc. Cứ nhìn vào thơ ca thời Đường đi, rất hay đề cập đến chuyện vào chùa ra miếu uống trà đó, đây là chuyện hết sức phong nhã nha.

Đến thời kỳ sau của thời Đường, việc uống trà thịnh hành lắm, đến mức lá trà rốt cuộc trở thành vật nộp thuế cho nhà giàu cùng với muối, sắt, rượu.

Để thu thuế cống hiến cho quốc gia, người triều Đường uống trà nghiên cứu việc uống thật là “sảng khoái”, ngoạm miếng thịt lớn, uống bát trà lớn, không uống đến sáu bảy bát không đủ thoải mái, một hơi uống hết hai ba mươi bát là chuyện hết sức bình thường, phỏng chừng là để Diệu Ngọc trông thấy phải khinh bỉ chết.

Giống như hậu thế, người thời Đường uống trà cũng rất chú trọng dùng nước ngon, còn nghiên cứu dùng than tốt, bởi vì chú trọng dùng nước ngon nên có người ở Trường An còn chuyên dùng nước suối ở Huệ Sơn – Thường Châu uống trà, xe ngựa chuyên vận chuyển nước như vậy gọi là “thủy dịch”. Nghĩ lại dù có xe ngựa chuyên biệt, thì cũng phải mất chục ngày mới vận chuyển đến nơi, còn không có lọc nước, ông này cũng thật sự không sợ tiêu chảy!

Khác với hậu thế, là những gia vị người thời Đường thích thêm vào trà, gì mà hành, gừng, bơ, tiêu, táo, vỏ quýt, bạc hà… Chỉ có nghĩ không ra chứ không có làm không được, trà thánh Lục Vũ vô cùng xem thường những gia vị trên, cho rằng uống trà như vậy không bằng uống nước mương, cao nhã như ổng, chỉ thêm đúng một thứ vào trà: Muối!

Đương nhiên người ta thêm muối cũng thêm một cách rất có nghiên cứu, phải ép là trà thành mỏng tang, đun nước đến khi sủi lăn tăn thì thêm muối, đợi bọt khí nổi lên như suối tuôn thì lại thêm từng mảnh lá trà… Tóm lại chính là rất rườm rà, rất tao nhã, hự, tui luôn cảm thấy, cũng rất là khó uống.


Vui lòng click vào dấu mũi tên để lùi hoặc sang chương kế tiếp