ĐẠI ĐƯỜNG MINH NGUYỆT (QUYỂN 1-4)

Sổ tay sinh tồn triều Đường - Bài 3: Địa vị của phụ nữ

trước
tiếp

Sổ tay sinh tồn triều Đường – Bài 3: Địa vị của phụ nữ

Tên truyện: Đại Đường Minh Nguyệt

Tác giả: Lam Vân Thư

Mọi người đều cảm thấy địa vị của phụ nữ thời Đường rất cao, nhưng rốt cuộc có cao hay không thì còn phải xem là so với thời nào.

Nếu so với nhóm các đồng chí xuyên về triều Tống, triều Minh, thì các nữ đồng bào bọn ta xuyên về thời Đường đương nhiên địa vị cao hơn nhiều rồi, ví dụ như không cần phải bó chân nhỏ nè, có thể yên tâm béo lên nè, hôn nhân ở một mức độ nào đó có thể tự chủ nè (mặc dù đã có lý luận lấy người làm thiếp, nhưng nam nữ triều Đường tự do kết hợp, chỉ cần cùng một đẳng cấp xã hội, đều là độc thân, thì sẽ được quốc gia thừa nhận hôn nhân hợp pháp), rồi có thể đi chơi khắp nơi, về sau vẫn còn có thể chơi ném đầu lộ mặt, thậm chí còn có thể chơi cưỡi ngựa đánh bóng nữa đó (Mặc dù phụ nữ thời Đường thường là chạy bộ đá bóng thôi).

Bản thân tập tục thời Đường cũng có biến đổi, giống như thời kỳ đầu nhà Đường Hoàng đế còn nói con gái bây giờ đội mũ còn không che được hết người, chả ra thể thống gì; đến thời thịnh Đường thì Hoàng đế lại nói, con gái bây giờ ra ngoài đội mũ còn che hết mặt, có giống sống không cơ chứ? (Chúng ta đều không nhìn thấy những cô gái này mặt mũi thế nào, có tức không cơ chứ?)

Bạn coi đi, đây chắc chắn không phải vì Hoàng đế bị động kinh, mà từ thời đầu đến thời giữa, yêu cầu của triều Đường đối với các đồng chí phụ nữ đã khác nhau lắm rồi, từ sau loạn An Sử mới lại dần dần chuyển về hướng bảo thủ.

Phụ nữ triều Đường có quyền tài sản nhất định, ví dụ như ông bố chết đi, con gái chưa kết hôn sẽ được chia một phần tài sản làm của hồi môn (một nửa tiền so với sính lễ cưới vợ của con trai), nhưng đối với chuyện sở hữu đồ cưới thì dường như không quy định nghiêm như thời Tống, chỉ có thể nói là do ước định mà thành, nữ tử thời Đường có thể tự xử lý đồ cưới của mình. Nghe nói gia đình thời Đường sẽ mang sính lễ nhà trai đem đến để cho con gái làm của hồi môn mang đi đó.

Quan niệm trinh tiết của thời Đường tương đối mờ nhạt, chuyện phụ nữ chưa kết hôn ăn trái cấm tuyệt đối không phải là chuyện không thể chấp nhận, ví dụ như Trương Sinh và Thôi Oanh Oanh, hai người vốn chơi với nhau tốt thế mà lại tan đàn xẻ nghé ai đi đường nấy, cũng không ai cảm thấy Thôi Oanh Oanh phải bị dìm xuống sông cả, còn cảm thấy chuyện này rất phong lưu. Hồng Phất Nữ đính hôn ngoại tình bỏ chạy cùng Lý Tịnh, lại được coi là có mắt nhìn người, còn có một cơ thiếp xui xẻo tư thông với người khác bị phát hiện rồi bị đánh chết luôn thì ai nấy đều cảm thông… Đây đương nhiên là biểu hiện của nam nữ bình đẳng, trước giờ nam nhân gây chuyện đều không phải việc lớn gì, nhưng ở thời nhà Đường, nữ nhân làm loạn như vậy mọi người đều có thể chấp nhận.

Thời Đường cũng khá coi trọng chuyện giáo dục nữ tử, con gái biết viết là chuyện hết sức bình thường. Kết cả lão già cổ hủ nhất, mắng um lên con gái con đứa sao có thể thế nọ thế kia, cuối cùng vẫn cứ bổ sung một câu: Con gái vẫn nên đọc sách biết chữ. Cho nên trình độ văn hóa của phụ nữ thời Đường  khẳng định mạnh hơn so với mấy thời đại nam nhân không ra gì lại nhìn tức mắt nữ nhân ra gì kia.

Nhưng nếu nói địa vị của phụ nữ thời Đường là cao nhất trong lịch sử thì cũng không đúng lắm, ví dụ như so với thời Hán thì lại có một bước lùi to tổ bố: Hộ gia đình nữ thời Đường không được ruộng, cũng chính là nói nữ nhân không có quyền sở hữu ruộng đất.

Đối với một quốc gia nông nghiệp mà nói đây là điểm chí mạng… Phải biết là so với phụ nữ thượng tầng biết cưỡi ngựa đánh cầu thì phụ nữ nông thông mới chiếm tuyệt đại đa số. Có thể nói dựa vào điểm này, tuyệt đại đa số nữ tử không thể không trở thành người phụ thuộc đàn ông, bởi vì đã mất đi khả năng độc lập kinh tế trên bình diện luật pháp. Đương nhiên hộ gia đình phụ nữ không có nam nhân trưởng thành cũng không phải nộp thuế, trở thành hộ “không nộp thuế”.

Mặt khác địa vị bà chủ trong nhóm người Hồ rất cao, cao hơn bà chủ người Hán, được lịch sử gọi là “phụ nhân làm chủ, nam tử ở dưới”… có điều như vậy cũng có ngăn được mấy cha đàn ông phải một cô trái một cô cưới thêm thê thiếp đâu.

Tóm lại về tổng thể thì địa vị phụ nữ thời Đường đúng là cao hơn nhiều so với các triều đại sau, nhưng nếu như các vị không xuyên được thành công chúa hay tiểu thư cành vàng lá ngọc gì đó thì địa vị phụ nữ phổ thông cũng không cao lắm so với trong tưởng tượng đâu, địa vị nô tỳ thậm chí còn thấp hơn so với trong tưởng tượng (pháp luật quy định không được để người ta nhìn thấy), cho nên trong lĩnh vực hoạt động du lịch xuyên về thời Đường này thì thân phận là vấn đề vô cùng quan trọng đó.


Vui lòng click vào dấu mũi tên để lùi hoặc sang chương kế tiếp