ĐẠI ĐƯỜNG MINH NGUYỆT (QUYỂN 1-4)

Sổ tay sinh tồn triều Đường - Bài 2: Thân phận và đẳng cấp người triều Đường

trước
tiếp

Sổ tay sinh tồn triều Đường – Bài 2: Thân phận và đẳng cấp người triều Đường

Tên truyện: Đại Đường Minh Nguyệt

Tác giả: Lam Vân Thư

Khác hẳn với tưởng tượng của đa số chúng ta, xét về cả xã hội, thời Đường là thời đại mà đẳng cấp được phân chia nghiêm ngặt nhất, chí ít là nghiêm ngặt hơn nhiều so với thời Tống, Minh.

Sở dĩ chúng ta có ấn tượng rằng triều Đường bình đẳng, thoải mái là bởi vì trong nội bộ đẳng cấp triều Đường, ví dụ như quan hệ quân thần chẳng hạn, bình đẳng hơn nhiều so với các triều đại sau, đại thần nhìn thấy Hoàng đế không cần quỳ tới quỳ lui, Hoàng đế cùng đại thần cũng thường xuyên tương tác qua lại, nhất là Lý nhị, rất hay bị đại thần của mình chọc tức đến ngồi xổm ở góc tường vẽ vòng tròn…

Nhưng mà quan hệ quân thần tương đối bình đẳng hoàn toàn không có nghĩa là tuyệt đại đa số người thường đều được hưởng sự bình đẳng.

Đặc điểm lớn nhất trong giai tầng xã hội triều Đường là chia con người làm hai loại “lương” và “tiện”.

Trong đó người lương lại được chia làm “quan nhân” (người làm quan, được bình là con hiền cháu thảo) và “người lành”, cũng có thể xét từ bình diện đóng thuế hay không đóng thuế mà chia làm “không đóng thuế” (bao gồm người làm quan, người không có sức lao động trong nhà vân vân) và “đóng thuế” (cần phải nộp gạo, nộp vải, lao động công ích cho quốc gia).

Còn người tiện lại được chia làm mấy loại, tầng thấp nhất chính là nô tỳ, không có bất kỳ người thân và quyền lợi tài sản nào, điểm tiến bộ duy nhất so với các thời đại trước là không được tùy ý đánh chết nô tỳ, còn muốn bán muốn dâm thì tùy ý chủ nhân.

Tốt hơn một chút so với nô tỳ là bộ khúc, hộ khách, quan hộ, kỹ nữ các loại, còn có một nhóm tương đối đặc thù là “người hát nhạc thái thường”, những người này đều thuộc nhóm tương đối có quyền lợi trong đám dân đen, họ sinh con đều là của họ (nô tỳ sinh con thì là tài sản của chủ nhân), có thể có chút tiền của mình, thời gian của mình vân vân.

Thời Đường có một quy định rất nổi tiếng là “đương sắc vi hôn”, chính là mọi người chỉ có thể kết hôn với người cùng giai cấp với mình, người lương và người tiện tuyệt đối không thể thông hôn, mà trong nội bộ dân đen, cũng chỉ có thể kết hôn với người cùng cấp bậc với mình, kể cả nạp thiếp cũng chỉ được chênh lệch một cấp bậc, ví dụ như “lấy tỳ làm thiếp” chính là phạm pháp, bị bắt sẽ phải đi đày một năm rưỡi, “lấy tỳ làm vợ” sẽ bị đi đày hai năm, mà lấy “thiếp” hoặc “bộ khúc, hộ khách” làm vợ cũng phải lưu vong một năm rưỡi… hiu hiu, ai còn dám nói thời Đại bình đẳng hơn so với hậu thế nào?

Như vậy, người lương yêu tỳ nữ thì phải làm sao bây giờ? Nếu như người lương làm được đến Tể tướng đi, thế thì cứ cưới, đừng lộ liễu quá là được, nếu như chỉ là người bình thường, biện pháp duy nhất chính là không cưới, nhưng cũng có phiền phức, người quyền quý nếu đã để mắt đến tỳ nữ, nói cướp là cướp, làm gì có chỗ mà khóc… cơ bản chính là cho nhà ngươi mượn cái ghế không trả.

Tỳ nữ có khả năng biến thành người lương không? Cơ bản là khó, bởi vì chỉ có thể thăng cấp từng bậc một, ví dụ như nô tỳ có thể được thả tự do thành bộ khúc, bộ khúc mới có thể được làm lương nhân… Vô cùng hiếm thấy trường hợp nhảy được liền hai cấp.

Đúng rồi, trường hợp ngoại lệ duy nhất trong nhóm người tiện chính là “người hát nhạc thái thường”, họ là nhóm dân đen được pháp luật quy định có thể kết hôn với người lương, đại khái là sợ không có ai đi đàn hát múa ca cho Hoàng đế đi.

Về phần “thiếp”, cũng hoàn toàn chính xác có các cấp bậc như quý thiếp, tức đằng, nhưng có quy định về con số cả, ví dụ như quan tứ phẩm có thể có hai “đằng”, hai “đằng” này được coi là “bát phẩm”.

Tóm lại xuyên không đến triều Đường thì nhân phẩm là chuyện hết sức quan trọng, lỡ chẳng may xuyên thành nô tỳ… thì tranh thủ thời gian đầu thai lần nữa đi.


Vui lòng click vào dấu mũi tên để lùi hoặc sang chương kế tiếp